Với sự tham gia đầy bất ngờ của Google, thị trường trình duyệt đang ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, tính cạnh tranh cao hơn và nó buộc bất kỳ người chơi nào cũng phải nỗ lực hết mình cũng như có những sự đổi mới thích hợp để có thể chiến thắng.
Sự xuất hiện của Google trên thị trường trình duyệt đã làm cho không khí sôi động hơn. Cuộc chiến giữa Microsoft và Mozilla nay đã chuyển sang cuộc đua "tam mã". Chúng ta hãy cùng xem đâu là tiềm năng của từng người chơi trên thị trường này.
Đối thủ thứ 1: Google Chrome
Tình trạng: Bản beta dành cho Windows vừa trình làng ngày 02/9. Phiên bản dành cho Mac OS X và Linux vẫn đang trong quá trình phát triển và được khẳng định là sẽ sớm ra mắt. Chưa có thông tin về thời điểm xuất hiện của phiên bản hoàn thiện.
Ưu điểm:
- Tính tin cậy: Kiến trúc đa xử lý của Chrome giúp cho người dùng tránh được cảnh phải đóng cả trình duyệt khi chỉ có một trang web bị lỗi.
- Tốc độ: Chrome tải trang nhanh và tốc độ lướt web là "siêu nhanh".
- Đơn giản: Thiết kế của Chrome dường như là không có chi tiết thừa, chiếm không gian vô ích.
- Tìm kiếm: Omnibox cho phép người dùng gõ từ khoá tìm kiếm ngay trong thanh địa chỉ.
- Quyền riêng tư: Chrome cho phép người dùng duyệt web trong chế độ "Incognito" - trình duyệt sẽ không lưu bất kỳ thông tin nào liên quan đến phiên làm việc của người dùng.
Nhược điểm:
- Quyền riêng tư: đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của Google. Chrome cũng là chủ đề tranh cãi của không ít chuyên gia quan tâm tới vấn đề quyền riêng tư. Trình duyệt này thu thập bất kỳ thông tin nào người dùng gõ vào thanh địa chỉ, ngay cả khi người dùng chưa ấn Enter.
- Bảo mật: Chỉ ngay sau khi trình làng, người ta đã phát hiện ra có những lỗ hổng trong phiên bản beta của Chrome.
- Tính tin cậy: Một số trang web và dịch vụ online vẫn chưa thể hoạt động trên Chrome.
- Tính thống nhất: Do Chrome được xây dựng trên hệ thống WebKit nên nó có những điểm khác so với nền tảng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay - nền tảng được các nhà thiết kế dành cho phần lớn thời gian.
- Hỗ trợ: Chrome chưa có bất kỳ add-on nào.
Đối thủ thứ 2: Firefox 3.1
Tình trạng: Bản alpha thứ 2 ra mắt ngày 05/9. Bản beta dự kiến sẽ trình làng vào tháng sau. Cuối năm 2008, người dùng sẽ có bản hoàn thiện.
Ưu điểm:
- Nền tảng mạnh mẽ: Với Firefox 3.1, người dùng sẽ có một thư viện add-on phong phú.
- Tốc độ: Mozilla cho biết nền tảng TraceMonkey JavaScript mà hãng đang phát triển sẽ cho V8 của Google "hít khói".
- Mức độ cạnh tranh: Các nhà phát triển của Mozilla có đủ lý do để "ngồi và chờ" xem Google Chrome sẽ phát triển như thế nào để có những điều chỉnh phù hợp.
Nhược điểm:
- Bảo mật: Một số cuộc nghiên cứu - trong đó có cả những cuộc nghiên cứu do Microsoft tài trợ - cho thấy Firefox dễ "bị tổn thương" hơn so với một số đối thủ khác.
- Đóng cả trình duyệt: Không giống như Chrome, Firefox không có môi trường riêng cho từng tab - chính vì thế, khi một tab bị lỗi, cả trình duyệt sẽ phải đóng lại.
- Hỗ trợ: Firefox đã phải vất vả mới có được một chút thị phần từ Internet Explorer của Microsoft. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích lại đưa ra một dự đoán chẳng mấy tốt đẹp cho trình duyệt nguồn mở này. Họ cho rằng Chrome sẽ chiếm thị phần của Firefox hơn là của IE.
- Google tập trung vào Chrome cũng có nghĩa là gã khổng lồ này sẽ "lơ là" với việc hỗ trợ phát triển các dự án của Mozilla. Hẳn điều đó cũng sẽ tác động không ít tới Firefox.
Đối thủ thứ 3: Internet Explorer 8
Tình trạng: Bản beta thứ 2 vừa được phát hành vào ngày 27/8. Bản hoàn thiện dự kiến sẽ trình làng vào cuối năm 2008.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ: Cho dù yêu hay ghét bạn cũng thể phủ nhận Internet Explorer đang thống trị thị trường với 3/4 thị phần. Đặc biệt, nó là trình duyệt mặc định trong Windows - hệ điều hành chiếm tới gần 90% thị trường PC. Chính vì thế, Internet Explorer chính là ưu tiên của các nhà phát triển cũng như các nhà thiết kế mỗi khi họ thực hiện bất kỳ một dự án nào.
- Bảo mật: Với Microsoft đứng đằng sau, IE cũng có được danh tiếng là an toàn và đáng tin cậy.
- Quyền riêng tư: IE 8 là trình duyệt đầu tiên cung cấp chế độ duyệt web không lưu bất kỳ thông tin nào. Chế độ đó có tên InPrivate Browsing.
- Tìm kiếm: Thanh địa chỉ thông minh của IE 8 cũng có tính năng tương tự Omnibox của Chrome, cho phép người dùng gõ từ khoá tìm kiếm ngay trong thanh địa chỉ.
- Add-on: Cuối cùng thì IE 8 cũng đã đuổi kịp Firefox về độ phong phú của các ứng dụng bổ sung.
Nhược điểm:
- Tốc độ: Những cuộc thử nghiệm đã cho thấy IE8 có tốc độ chậm hơn so với các đối thủ. IE 8 cũng chiếm dụng nhiều bộ nhớ hơn - một trong những nguyên nhân kéo lùi tốc độ của cả hệ thống.
- Đương đầu với lỗi: Mặc dù IE 8 cũng có khả năng xử lý từng tab riêng biệt như Google Chrome, tuy nhiên, nó không đạt được đến độ hoàn hảo như Chrome.
Hiện tại, cả 3 trình duyệt này đều đang ở giai đoạn phát triển, chính vì thế, mọi chuyện đều có thể thay đổi cho đến khi chúng có được phiên bản cuối cùng. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng với sự tham gia của Google, thị trường trình duyệt đang ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, tính cạnh tranh cao hơn và nó buộc bất kỳ người chơi nào cũng phải nỗ lực hết mình cũng như có những sự đổi mới thích hợp để có thể chiến thắng.
Theo: 24h.com.vn
Sự xuất hiện của Google trên thị trường trình duyệt đã làm cho không khí sôi động hơn. Cuộc chiến giữa Microsoft và Mozilla nay đã chuyển sang cuộc đua "tam mã". Chúng ta hãy cùng xem đâu là tiềm năng của từng người chơi trên thị trường này.
Đối thủ thứ 1: Google Chrome
Tình trạng: Bản beta dành cho Windows vừa trình làng ngày 02/9. Phiên bản dành cho Mac OS X và Linux vẫn đang trong quá trình phát triển và được khẳng định là sẽ sớm ra mắt. Chưa có thông tin về thời điểm xuất hiện của phiên bản hoàn thiện.
Ưu điểm:
- Tính tin cậy: Kiến trúc đa xử lý của Chrome giúp cho người dùng tránh được cảnh phải đóng cả trình duyệt khi chỉ có một trang web bị lỗi.
- Tốc độ: Chrome tải trang nhanh và tốc độ lướt web là "siêu nhanh".
- Đơn giản: Thiết kế của Chrome dường như là không có chi tiết thừa, chiếm không gian vô ích.
- Tìm kiếm: Omnibox cho phép người dùng gõ từ khoá tìm kiếm ngay trong thanh địa chỉ.
- Quyền riêng tư: Chrome cho phép người dùng duyệt web trong chế độ "Incognito" - trình duyệt sẽ không lưu bất kỳ thông tin nào liên quan đến phiên làm việc của người dùng.
Nhược điểm:
- Quyền riêng tư: đây vừa là ưu điểm vừa là nhược điểm của Google. Chrome cũng là chủ đề tranh cãi của không ít chuyên gia quan tâm tới vấn đề quyền riêng tư. Trình duyệt này thu thập bất kỳ thông tin nào người dùng gõ vào thanh địa chỉ, ngay cả khi người dùng chưa ấn Enter.
- Bảo mật: Chỉ ngay sau khi trình làng, người ta đã phát hiện ra có những lỗ hổng trong phiên bản beta của Chrome.
- Tính tin cậy: Một số trang web và dịch vụ online vẫn chưa thể hoạt động trên Chrome.
- Tính thống nhất: Do Chrome được xây dựng trên hệ thống WebKit nên nó có những điểm khác so với nền tảng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay - nền tảng được các nhà thiết kế dành cho phần lớn thời gian.
- Hỗ trợ: Chrome chưa có bất kỳ add-on nào.
Đối thủ thứ 2: Firefox 3.1
Tình trạng: Bản alpha thứ 2 ra mắt ngày 05/9. Bản beta dự kiến sẽ trình làng vào tháng sau. Cuối năm 2008, người dùng sẽ có bản hoàn thiện.
Ưu điểm:
- Nền tảng mạnh mẽ: Với Firefox 3.1, người dùng sẽ có một thư viện add-on phong phú.
- Tốc độ: Mozilla cho biết nền tảng TraceMonkey JavaScript mà hãng đang phát triển sẽ cho V8 của Google "hít khói".
- Mức độ cạnh tranh: Các nhà phát triển của Mozilla có đủ lý do để "ngồi và chờ" xem Google Chrome sẽ phát triển như thế nào để có những điều chỉnh phù hợp.
Nhược điểm:
- Bảo mật: Một số cuộc nghiên cứu - trong đó có cả những cuộc nghiên cứu do Microsoft tài trợ - cho thấy Firefox dễ "bị tổn thương" hơn so với một số đối thủ khác.
- Đóng cả trình duyệt: Không giống như Chrome, Firefox không có môi trường riêng cho từng tab - chính vì thế, khi một tab bị lỗi, cả trình duyệt sẽ phải đóng lại.
- Hỗ trợ: Firefox đã phải vất vả mới có được một chút thị phần từ Internet Explorer của Microsoft. Trong khi đó, các chuyên gia phân tích lại đưa ra một dự đoán chẳng mấy tốt đẹp cho trình duyệt nguồn mở này. Họ cho rằng Chrome sẽ chiếm thị phần của Firefox hơn là của IE.
- Google tập trung vào Chrome cũng có nghĩa là gã khổng lồ này sẽ "lơ là" với việc hỗ trợ phát triển các dự án của Mozilla. Hẳn điều đó cũng sẽ tác động không ít tới Firefox.
Đối thủ thứ 3: Internet Explorer 8
Tình trạng: Bản beta thứ 2 vừa được phát hành vào ngày 27/8. Bản hoàn thiện dự kiến sẽ trình làng vào cuối năm 2008.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ: Cho dù yêu hay ghét bạn cũng thể phủ nhận Internet Explorer đang thống trị thị trường với 3/4 thị phần. Đặc biệt, nó là trình duyệt mặc định trong Windows - hệ điều hành chiếm tới gần 90% thị trường PC. Chính vì thế, Internet Explorer chính là ưu tiên của các nhà phát triển cũng như các nhà thiết kế mỗi khi họ thực hiện bất kỳ một dự án nào.
- Bảo mật: Với Microsoft đứng đằng sau, IE cũng có được danh tiếng là an toàn và đáng tin cậy.
- Quyền riêng tư: IE 8 là trình duyệt đầu tiên cung cấp chế độ duyệt web không lưu bất kỳ thông tin nào. Chế độ đó có tên InPrivate Browsing.
- Tìm kiếm: Thanh địa chỉ thông minh của IE 8 cũng có tính năng tương tự Omnibox của Chrome, cho phép người dùng gõ từ khoá tìm kiếm ngay trong thanh địa chỉ.
- Add-on: Cuối cùng thì IE 8 cũng đã đuổi kịp Firefox về độ phong phú của các ứng dụng bổ sung.
Nhược điểm:
- Tốc độ: Những cuộc thử nghiệm đã cho thấy IE8 có tốc độ chậm hơn so với các đối thủ. IE 8 cũng chiếm dụng nhiều bộ nhớ hơn - một trong những nguyên nhân kéo lùi tốc độ của cả hệ thống.
- Đương đầu với lỗi: Mặc dù IE 8 cũng có khả năng xử lý từng tab riêng biệt như Google Chrome, tuy nhiên, nó không đạt được đến độ hoàn hảo như Chrome.
Hiện tại, cả 3 trình duyệt này đều đang ở giai đoạn phát triển, chính vì thế, mọi chuyện đều có thể thay đổi cho đến khi chúng có được phiên bản cuối cùng. Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng với sự tham gia của Google, thị trường trình duyệt đang ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn, tính cạnh tranh cao hơn và nó buộc bất kỳ người chơi nào cũng phải nỗ lực hết mình cũng như có những sự đổi mới thích hợp để có thể chiến thắng.
Theo: 24h.com.vn
Tags:
Google Chrome