Hàng dài người đứng trong giá lạnh ở New York, San Francisco... để sở hữu chiếc điện thoại đầu tiên chạy trên nền tảng Android. Nhưng người ta không cảm nhận được sự cuồng nhiệt như khi iPhone xuất hiện giữa năm ngoái và cách đây 3 tháng.
Tối 22/10, Google, T-mobile và HTC chính thức bán ra G1 với màn hình cảm ứng 3,2 inch, bàn phím trượt Qwerty, tích hợp Wi-Fi, GPS và Bluetooth và hoạt động trong mạng 3G hỗ trợ lướt web, duyệt e-mail và tải ứng dụng.
Ngay khi công bố cuối tháng 9, T-Mobile đã nhận thấy nhu cầu lớn với 1,5 triệu đơn đặt hàng cho chiếc điện thoại này. Tuy nhiên, không khí chờ đón G1 diễn ra khá thoải mái. Justin Hay, 26 tuổi, làm việc tại một ngân hàng, cho hay anh dậy sớm xếp hàng vì "muốn cảm nhận điều mới mẻ bởi hầu như ai cũng đã có iPhone".
Còn chuyên gia công nghệ thông tin Josh Levitsky, 34 tuổi, nhận xét iPhone dễ sử dụng hơn G1 nhưng anh thích một số ứng dụng ấn tượng mà T-Mobile cung cấp. "Điện thoại Apple có giao diện đẹp nhưng thiết bị Andtroid chứa nhiều tiềm năng", Levitsky, đứng thứ hai trước cửa hàng của T-Mobile ở Manhattan, nói.
Còn Ana Lopez, 18 tuổi, mong tìm kiếm một sản phẩm có camera tốt và bàn phím vật lý thay cho bàn phím ảo của iPhone. Nhiều khách hàng khác muốn trải nghiệm một vài ứng dụng cụ thể như Google Maps vì "tôi là người New York nhưng vẫn hay đi lạc đường", Aiesha Lang, 32 tuổi, giải thích.
Điểm mạnh của G1 là sự tương tác chặt chẽ với dịch vụ online của Google, do đó người dùng dễ dàng khai thác Gmail, công cụ tìm kiếm... Còn người sử dụng trong các doanh nghiệp không đánh giá cao do nó không tích hợp Microsoft Exchange. Nhưng nền tảng Android phụ thuộc vào giới phát triển bên thứ ba trong việc xây dựng bất cứ tính năng nào mà mọi người cần.
Bắt đầu từ năm 2009, các chuyên gia phát triển có thể bán phần mềm và Google sẽ không đòi phần trăm doanh thu. Trong khi đó, Apple bỏ túi 30% số tiền cho mỗi ứng dụng được bày bán trong kho hàng của họ còn Research In Motion thu lại 20%.
Theo: Vnexpress.net/CNet/Reuters
Tối 22/10, Google, T-mobile và HTC chính thức bán ra G1 với màn hình cảm ứng 3,2 inch, bàn phím trượt Qwerty, tích hợp Wi-Fi, GPS và Bluetooth và hoạt động trong mạng 3G hỗ trợ lướt web, duyệt e-mail và tải ứng dụng.
Ngay khi công bố cuối tháng 9, T-Mobile đã nhận thấy nhu cầu lớn với 1,5 triệu đơn đặt hàng cho chiếc điện thoại này. Tuy nhiên, không khí chờ đón G1 diễn ra khá thoải mái. Justin Hay, 26 tuổi, làm việc tại một ngân hàng, cho hay anh dậy sớm xếp hàng vì "muốn cảm nhận điều mới mẻ bởi hầu như ai cũng đã có iPhone".
Còn chuyên gia công nghệ thông tin Josh Levitsky, 34 tuổi, nhận xét iPhone dễ sử dụng hơn G1 nhưng anh thích một số ứng dụng ấn tượng mà T-Mobile cung cấp. "Điện thoại Apple có giao diện đẹp nhưng thiết bị Andtroid chứa nhiều tiềm năng", Levitsky, đứng thứ hai trước cửa hàng của T-Mobile ở Manhattan, nói.
Còn Ana Lopez, 18 tuổi, mong tìm kiếm một sản phẩm có camera tốt và bàn phím vật lý thay cho bàn phím ảo của iPhone. Nhiều khách hàng khác muốn trải nghiệm một vài ứng dụng cụ thể như Google Maps vì "tôi là người New York nhưng vẫn hay đi lạc đường", Aiesha Lang, 32 tuổi, giải thích.
Điểm mạnh của G1 là sự tương tác chặt chẽ với dịch vụ online của Google, do đó người dùng dễ dàng khai thác Gmail, công cụ tìm kiếm... Còn người sử dụng trong các doanh nghiệp không đánh giá cao do nó không tích hợp Microsoft Exchange. Nhưng nền tảng Android phụ thuộc vào giới phát triển bên thứ ba trong việc xây dựng bất cứ tính năng nào mà mọi người cần.
Bắt đầu từ năm 2009, các chuyên gia phát triển có thể bán phần mềm và Google sẽ không đòi phần trăm doanh thu. Trong khi đó, Apple bỏ túi 30% số tiền cho mỗi ứng dụng được bày bán trong kho hàng của họ còn Research In Motion thu lại 20%.
Khoảng 150 người bắt đầu đứng đợi trước cửa hàng T-Mobile ở San Francisco (Mỹ) từ chiều qua.
Ngồi trong giá lạnh chờ G1 ở New York.
"Bóc tem" Google G1.
Chơi Pac-man trên điện thoại Andorid.
Theo: Vnexpress.net/CNet/Reuters
Tags:
Android