Một số quản trị mạng trong nước cho biết người sử dụng không thể truy cập vào trang web của họ vì trên trình duyệt hiện một nội dung bằng tiếng Anh với thông báo nghi ngờ trang đó chứa mã độc.
Theo Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa Hà Nội (Bkis), những cảnh báo đó xuất phát từ Google Safe Browsing, một plug-in (phần mềm) đi kèm trong trình duyệt Firefox và Google Chrome.
Mỗi khi người dùng vào một trang web, trình duyệt sẽ tự động kiểm tra và chặn truy cập nếu địa chỉ đó xuất hiện trong danh sách đen (blacklist) của Google Safe Browsing. Danh sách này được Google thiết lập bằng cách tiếp nhận thông tin nghi ngờ được gửi đến từ hàng triệu người sử dụng trên toàn cầu.
"Khi gặp tình huống như vậy, quản trị mạng cần kiểm tra website của mình xem có thực sự chứa mã độc hay không. Nếu có, việc đầu tiên là xử lý triệt để virus trên máy chủ rồi truy cập vào website của Google, làm theo hướng dẫn để gỡ bỏ trang của mình khỏi blacklist", ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng an ninh ứng dụng Bkis, khuyến cáo.
Theo: Vnexpress.net
Theo Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa Hà Nội (Bkis), những cảnh báo đó xuất phát từ Google Safe Browsing, một plug-in (phần mềm) đi kèm trong trình duyệt Firefox và Google Chrome.
Mỗi khi người dùng vào một trang web, trình duyệt sẽ tự động kiểm tra và chặn truy cập nếu địa chỉ đó xuất hiện trong danh sách đen (blacklist) của Google Safe Browsing. Danh sách này được Google thiết lập bằng cách tiếp nhận thông tin nghi ngờ được gửi đến từ hàng triệu người sử dụng trên toàn cầu.
Cảnh báo của Google Safe Browsing. Ảnh: Bkis.
"Khi gặp tình huống như vậy, quản trị mạng cần kiểm tra website của mình xem có thực sự chứa mã độc hay không. Nếu có, việc đầu tiên là xử lý triệt để virus trên máy chủ rồi truy cập vào website của Google, làm theo hướng dẫn để gỡ bỏ trang của mình khỏi blacklist", ông Nguyễn Minh Đức, Trưởng phòng an ninh ứng dụng Bkis, khuyến cáo.
Theo: Vnexpress.net
Tags:
Tôi Yêu Google